Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Coi chừng trẻ bị chốc lở trong mùa hè

Hình ảnh
Chốc lở là một bệnh nhiễm khuẩn da, rất dễ lây, hay gặp ở trẻ em. Chốc lở thường xuất hiện trên mặt, nhất là quanh mũi và miệng của trẻ. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vết thương hay côn trùng đốt hoặc xảy ra trên da bình thường. Mùa hè ra nhiều mồ hôi nên nguy cơ chốc lở càng tăng. Da bị trầy xước dễ mắc bệnh Có nhiều loại vi khuẩn ký sinh trên da, trong đó 2 loại vi khuẩn là tụ cầu và liên cầu hay gặp gây bệnh. Chúng xâm nhập cơ thể qua một vết thương, vết cắn của côn trùng gây nhiễm khuẩn. Trẻ em thường bị bệnh chốc lở do nhiễm khuẩn qua vết rách da, do cạo, cắt hoặc côn trùng đốt. Ở người lớn, chốc lở cũng thường xảy ra sau tổn thương da hoặc viêm da. Nếu nhiễm tụ cầu khuẩn, chúng có khả năng sản xuất một loại độc tố làm cho chốc lở lan rộng. Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày với nước sạch Tuy mọi người đều có thể bị chốc lở, nhưng trẻ em từ 2 - 6 tuổi và trẻ sơ sinh thường bị chốc lở nhiều nhất. Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân,

Nhỏ mắt cho trẻ thế nào cho đúng?

Hình ảnh
Con tôi 5 tuổi, cháu mới bị lây đau mắt đỏ từ bạn cùng lớp mẫu giáo. Tôi đã đưa cháu đi khám và nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng mỗi lần nhỏ thuốc cho cháu rất khó khăn, cứ nhỏ thuốc vào là cháu lại khóc và thuốc trôi ngay ra ngoài, mắt vẫn không đỡ. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Đặng Vân Khánh (Quảng Trị) Giao mùa là thời điểm rất dễ khiến trẻ em bị viêm kết mạc. Nếu điều trị không đúng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm viêm giác mạc, loét giác mạc. Với trẻ nhỏ cần động viên, khuyến khích trẻ phối hợp trong nhỏ thuốc để trẻ bớt sợ. Khi nhỏ mắt, cần giữ yên trẻ trong tư thế ngả đầu trẻ ra đằng sau, hoặc tốt nhất là cho trẻ nằm ngửa và ngước mắt lên. Các bước nhỏ mắt theo trình tự sau: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi nhỏ mắt cho trẻ; Lau sạch mắt trẻ nhẹ nhàng bằng bông tẩm nước ấm; Kéo mi dưới của mắt xuống. Nhỏ thuốc vào giữa kết mạc, tại khe giữa mi dưới và mắt, lưu ý không để lọ thuốc chạm vào mắt trẻ; Để trẻ chớp mắt cho thuốc hòa vào các phần trong mắt. Sa

Những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe xương

Hình ảnh
Thiếu canxi Chúng ta đều biết rằng protein là thực phẩm tốt cho cơ bắp. Tương tự, xương cần canxi để tăng mật độ xương. Khi bạn không nhận đủ canxi, xương sẽ “bị đói” theo nghĩa đen. Vì vậy, chế độ ăn cần cung cấp đủ hàm lượng canxi. Giới tính và tuổi Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới. Theo độ tuổi, bạn có xu hướng bị giảm mật độ xương. Đó là một sự thay đổi tự nhiên không tránh khỏi. Vì vậy, khi bạn già đi, bạn cần tăng cường hấp thu canxi. Ít vận động Khi ít vận động thể chất, dần dần bạn có thể bị mất mật độ xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa loãng xương Hút thuốc và uống rượu Nhiều nghiên cứu cho thấy những thói quen như hút thuốc và uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực lên mật độ xương. Vì rượu cản trở sự hấp thu canxi, từ đó có thể ảnh hưởng tới mật độ xương. Di truyền Nếu bị ảnh hưởng di truyền bất cứ rối loạn về xương nào thì bạn cần chú ý để làm giảm nguy cơ Thuốc Một số thuốc bao gồm corticoid có thể làm tăng

Giúp bạn chọn vắc

Hình ảnh
Tiếp theo số 115 Dưới đây là danh sách và thời điểm tiêm các loại vắc-xin: Tháng thứ nhất: 1. BCG: Vắc-xin phòng bệnh lao: Dùng cho các bé chưa được tiêm phòng lao tốt nhất trong tháng đầu tiên của cuộc đời, càng sớm càng tốt sau khi sinh với liều tiêm 0,1ml trong da. Vắc-xin không sử dụng cho người quá mẫn với vắc-xin, người có suy giảm miễn dịch vì bất cứ nguyên nhân nào. Lưu ý: không tiêm nhắc nếu không thấy sẹo lao do lo ngại các phản ứng bất lợi sau tiêm ở những lứa tuổi lớn hơn. Tháng thứ 2-3-4: 2. Vắc-xin phối hợp nhiều thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan b và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib hiện gồm 3 loại trong đó Quinvaxem là vắc-xin TCMR và 2 vắc-xin dịch vụ là Pentaxim (5 trong 1) và Infarix Hexa (6 trong 1). Cả ba vắc-xin đều tiêm cho trẻ 3 mũi cơ bản trong thời gian 2-3-4 tháng tuổi, liều nhắc lại tiêm lúc 16-18 tháng nhưng Quinvaxem được nhắc với DPT ở 18 tháng còn hai vắc-xin còn lại được sử dụng luôn để tiêm nhắc. Cần tiêm vắc-xin cho trẻ đúng định k

Xác định hen phế quản ở trẻ em thế nào?

Hình ảnh
Tiếp theo số 124 Những trẻ nào bị khò khè được chẩn đoán là hen? Cần phải nghĩ đến hen nếu trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu và triệu chứng sau: Khò khè rõ nghe được bằng tai hoặc bằng ống nghe (tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu nghe phổi bình thường cũng chưa thể loại trừ được hen); Tiền sử có một trong các dấu hiệu sau: khò khè tái phát nhiều lần; ho, đặc biệt ho nhiều về đêm; khó thở tái phát nhiều lần; nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng trên thường xảy ra và nặng hơn về đêm và làm trẻ thức giấc hoặc khi: tiếp xúc với lông súc vật, tiếp xúc hoá chất, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với bụi nhà, uống thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta), gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều, tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa, nhiễm virut đường hô hấp, hít phải khói các loại như khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu... Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá buồn, quá vui... Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm hoặc trong gia đình có người bị hen hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì

Cách nào phòng ngừa hạ kali do thuốc lợi tiểu?

Hình ảnh
Mẹ tôi 67 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp, được bác sĩ cho dùng thuốc trong đó có thuốc lợi tiểu clorothiazid. Bác sĩ dặn khi dùng thuốc này có nguy cơ bị hạ kali máu. Xin hỏi quý báo, mẹ tôi cần làm gì để phòng ngừa tác dụng không mong muốn này? Bùi Xuân Hùng (Thái Bình) Clorothiazid là thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazid. Vị trí tác động của thuốc này ở ống lượn xa nằm ở vỏ thận làm tăng bài tiết muối, do đó sẽ làm thải nước tiểu, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp do hiệu quả hạ áp cao hơn các nhóm lợi tiểu khác. Khi dùng thuốc này có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, trên da có thể xuất hiện mày đay, nhiễm cảm ánh sáng, nổi ban... Trong đó, tác dụng phụ thường gặp nhất là gây mất nhiều kali do tăng sự bài tiết kali vào trong nước tiểu. Tác dụng có hại này hay gặp ở người bệnh suy chức năng gan, suy tim nặng và người cao tuổi với các biểu hiện yếu cơ, đau, co rút cơ, bụng trướng, táo bón, nôn,

Gene ung thư có tính di truyền

Hình ảnh
Các nhà khoa học đã kiểm tra 1,162 bệnh nhân bị mắc chứng ung thư hiếm gặp có tên là ung thư mô liên kết (sarcoma) và phân tích những chuỗi DNA của 72 gene có liên quan tới việc tăng nguy cơ ung thư trong cơ thể của những bệnh nhân này. Kết quả, hơn 1/2 người trong số này mang những biến thể gene được cho rằng làm tăng nguy cơ bị ung thư. Những biến thể di truyền có trong các gene liên quan tới ung thư vú, buồng trứng, ruột thường được tìm thấy ở bệnh nhân bị ung thư mô liên kết. Cứ 1/5 bệnh nhân trên mang biến thể hoặc lỗi gene ở hơn 1 trên các gene được kiểm tra. Những bệnh nhân có biến thể ở nhiều gene ung thư phức hợp có nguy cơ cao bị ung thư ở độ tuổi trẻ hơn những bệnh nhân chỉ có một biến thể gene đơn nhất. “Việc kiểm tra gene có thể dẫn tới việc chẩn đoán bệnh sớm và thêm điều trị hiệu quả đối với những khối u ung thư”, bà Sarah McDonald - Giám đốc Viện Nghiên cứu ung thư mô liên kết tại Anh nhận định. H.Anh ((Theo BBC))

Làm thế nào để bé không sợ khi đi làm răng?

Hình ảnh
Quá trình này diễn ra trong một thời gian rất dài và cố nhiên các bé sẽ gặp không ít những vấn đề về sức khỏe răng miệng, đơn giản là có những vết đen trên răng, rồi răng bị sâu, bị xiết, bị té gãy răng, rồi răng lung lay, hoặc thậm chí là răng vĩnh viễn đã mọc lên rồi và răng sữa vẫn chưa chịu rụng đi. Trong tất cả những trường hợp đó, lẽ dĩ nhiên là các bé phải đi gặp nha sĩ rồi. Nhưng hầu hết - nếu như không muốn nói là tất cả - các bé đều rất sợ hãi điều này! Và nỗi sợ của bé trong trường hợp này là hoàn toàn chính đáng, là tâm lý hoàn toàn tự nhiên của các bé. Người lớn khi phải đi làm răng mặc dù đã ý thức được là không đau mà cũng sợ “toát mồ hôi” huống hồ các bé! Câu chuyện chung của các bậc phụ huynh khi dẫn bé đến phòng khám đều kể rằng: bé rất sợ khi có răng lung lay. Mỗi lần phát hiện thêm chiếc răng nào lung lay con đều giấu nhẹm, mãi đến khi nó rệu rã chỉ còn dính một chút với da con mới dám khai báo. Ba mẹ hết lời khuyên bảo mà con vẫn một mực không chịu đến nha sĩ, nên

Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ ngày nắng nóng

Hình ảnh
Trong những ngày qua, số trẻ em phải nhập viện đã tăng lên rất nhiều. Có những bệnh viện, lượng bệnh nhân nhi tăng đến 40%, là do thời tiết quá nóng, nhất là ở các tỉnh miền Trung. Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao khiến cho trẻ em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy. Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị say nóng, say nắng. Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc, quản lý trẻ để tránh cho trẻ bị ốm đau trong mùa hè nắng nóng này. Viêm đường hô hấp Viêm đường hô hấp thường có nguyên nhân do trẻ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ nóng, mồ hôi ra nhiều làm ướt áo, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người trẻ, mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm cho nhiệt độ giảm xuống, trẻ có thể nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, việc bật điều hòa nhiệt độ quá thấp trong phòng ngủ cũng khiến cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Trong điều kiện như vậy, trẻ rất dễ bị viêm họng cấp, viêm VA, viêm amidan, viê

Nhận diện, xử trí nhiễm độc phenol

Hình ảnh
Trong số 129 ra ngày 12/8, báo SK&ĐS đã có bài viết Chất độc cyanua ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Tiếp theo loạt bài của các chuyên gia về một số chất độc có trong hải sản ở vùng biển bị ô nhiễm ở miền Trung nước ta thời gian gần đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Lê Thanh Hải về chất phenol trong các nguồn thải môi trường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bị phơi nhiễm và hướng dẫn cách xử lý sơ cứu ban đầu trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp với phenol. Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C. Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C vòng benzen. Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp chất dẻo dùng để điều chế nhựa phenol formaldehyde; Công nghiệp tơ hóa học tổng hợp ra tơ polyamide; Nông dược điều chế được chất diệt cỏ dại và kích thích tố thực vật; Phenol cũng là nguyên liệu để điều chế phẩm nhuộm, thuốc nổ; Phenol được dùng để làm chất sát khuẩn,

Không gian sinh hoạt cho trẻ tự kỷ

Hình ảnh
Sau đây là vài nguyên tắc thiết kế quan trọng nhất giúp các bậc cha mẹ của trẻ tự kỷ kiến tạo nên những không gian sinh hoạt yên tĩnh và phù hợp với nhất với con mình. Bố trí không gian Khi thiết kế phòng riêng cho trẻ tự kỷ, cách bố trí không gian chính là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Hãy bắt đầu từ việc xem xét diện tích và tỉ lệ của căn phòng. Bạn muốn bố trí những vật dụng gì trong đây? Hãy lên danh sách những vật dụng đó và tuần tự sắp đặt vào phòng của trẻ. Để biết được mình nên bố trí những vật dụng gì trong phòng của con mình, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu của trẻ, dành thời gian quan sát những phản ứng của bé đối với môi trường xung quanh mình trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, chúng ta sẽ xác định xem mình sẽ để bé định hướng, di chuyển và sinh hoạt trong phòng theo trình tự nào cho an toàn, thuận tiện và phù hợp nhất với tâm lý và sở thích của bé. Đây chính là cơ sở để các bậc cha mẹ phác thảo nên bố trí không gian sơ bộ cho phòng của trẻ. Nguyên tắc cơ bản ở đây là sắp

Cần bảo vệ trẻ em trong những ngày nắng nóng

Hình ảnh
Sau 9 tháng học tập tại trường lớp, được nghỉ hè đứa trẻ nào cũng vui thích. Để trẻ tận hưởng một mùa hè thú vị vui chơi được trọn vẹn, các bậc cha mẹ cần quan tâm tới chúng. Cần phải hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ, luôn luôn để mắt tới trẻ, đề phòng một số tai nạn bất thường có thể xảy ra. Tai biến trúng nóng Trúng nóng là một trường hợp thường gặp trong mùa hè. Nguyên nhân do tiết trời quá nóng bức, trẻ mặc quần áo dày, chật và bí, ở trong những căn buồng quá chật hẹp, nóng, không thông thoáng, ngột ngạt hơi người. Hoặc trẻ vui chơi ở ngoài trời nắng nóng nhiệt độ quá cao. Tuy cơ thể vẫn có một số cơ quan có khả năng điều hoà được thân nhiệt, trong đó chủ yếu là một bộ phận được gọi là “Trung tâm điều hoà nhiệt” nằm trên não. Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm này sẽ phản ứng lại bằng một số biện pháp để giải toả nhiệt, chủ yếu bằng cách ra mồ hôi. Khi cơ thể xuất được mồ hôi thân nhiệt sẽ giảm xuống. ở người lớn trung tâm điều hoà thân nhiệt đã phát triển, thì sự giải toả nhiệ

Loại bỏ phiền toái của bệnh viêm bàng quang kích thích

Hình ảnh
Viêm bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang, gặp chủ yếu ở người trưởng thành. Nguyên nhân là do cơ của bàng quang co bóp bất thường gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu són kèm theo bàng quang bị viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Bàng quang kích thích là gì? Bệnh viêm bàng quang kích thích là khi cơ của bàng quang co bóp bất thường gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu són kèm theo bàng quang bị viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi. Hiện nay, ước tính gần 15% dân số thế giới bị bệnh viêm bàng quang kích thích, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Bởi vì do cấu tạo của bàng quang là cơ trơn và dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương bằng hệ phó giao cảm nên bàng quang co bóp nhịp nhàng và khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ có hưng phấn thần kinh, kích thích co bóp gây buồn đi tiểu

Nên ăn gì khi mắc bệnh thận?

Hình ảnh
Vì sao ăn thịt đỏ làm hại thận? Một nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore vừa được công bố hôm 14/7 trên tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ, thuộc Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ cho biết, ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Tuy nhiên chỉ cần thay khẩu phần ăn một bữa trong ngày bằng các loại protein từ thịt động vật khác có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Sở dĩ việc ăn quá nhiều protein động vật – có trong thịt đỏ- sẽ sản sinh ra nhiều thành phẩm độc hại như là hydrogen sulfide và ammonia khiến thận phải tăng cường làm việc để loại bỏ các chất độc này ra khỏi cơ thể. Lâu dài, thực phẩm protein dễ làm suy giảm chức năng thận, và dẫn đến tổn thương thận. Thịt đỏ là loại thịt phổ biến được sử dụng trong mỗi gia đình, chủ yếu là thịt lợn. Các nhà khoa học Singapore cho rằng càng ăn nhiều thịt đỏ, nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn muộn càng cao. Giáo sư Woon Puay Koh, khoa lâm sàng tại Đại học Duke cho biết, phát hiện mới này cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính hoặc suy

5 thứ cần tháo bỏ trước khi ngủ

Hình ảnh
Dưới đây là danh sách những thứ bạn cần tháo bỏ ra khỏi cơ thể trước khi đi ngủ: Đồ trang sức Nhiều người có thói quen đeo đồ trang sức như khuyên tai vàng, khuyên mũi, lắc tay. Nhưng phần lớn họ không tháo chúng ra trước khi đi ngủ. Những đồ trang sức nhỏ này có thể gây ra những thương tích bất ngờ như khuyên mũi và khuyên tai có thể bị tuột ra trong khi ngủ và rơi vào mũi hoặc tai và làm tổn thương những bộ phận này khi lấy ra. Chúng có thể cũng dính vào quần áo, chăn màn. Kính áp tròng Bạn không nên đeo kính áp tròng nhiều hơn 8 giờ cho mỗi lần và không nên đeo trong khi ngủ. Ống kính có thể trượt ra khỏi vị trí và mắc kẹt ở đâu đó trong hốc mắt. Phụ kiện tóc Ghim cài tóc, chun buộc tóc… cần được tháo ra trước khi ngủ. Bạn nên để đầu tóc thông thoáng trong khi ngủ. Nếu bạn buộc tóc đi ngủ, tóc dễ bị giảm độ đàn hồi và dễ gãy. Các phụ kiện khác như kẹp tóc nhỏ bằng kim loại có thể làm tổn thương da đầu. Phấn trang điểm Hãy tập thói quen loại bỏ những lớp phấn trang điểm dù nhẹ nhàng